Sự cấp thiết trong việc hướng dẫn tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá!

03/01/2023 - 10:23 AM - 42 lượt xem

Luật Đấu giá tài sản ra đời năm 2016, sau đó năm 2017 Chính phủ có Nghị định quy định một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Tuy nhiên các tiêu chí cụ thể để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản hiện nay vẫn còn chung chung, nhu cầu thiết yếu đó là cần có những hướng dẫn cụ thể trong việc đấu giá tải sản, tương tự như các thông tư của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn liên quan đến Luật Đấu thầu/Nghị định quy định về đấu thầu

Sự cấp thiết trong việc hướng dẫn tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá!

Không có tiêu chí cụ thể chung cho lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Thực tế hiện nay các đơn vị, tổ chức có tài sản cần đấu giá khi lựa chọn các Tổ chức đấu giá tài sản chuyên nghiệm đang gặp lúng túng rất lớn trong khâu xây dựng tiêu chí để lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản, lý do hiện nay Luật Đấu giá tài sản năm 2016 chỉ quy định tại Khoản 4 Điều 56 như sau:

4. Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;
b) Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;
c) Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
d) Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;
đ) Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố;
e) Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.

Sau khi Luật Đấu giá tài sản năm 2016 ra đời, Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ban hành cũng không có nội dung nào chi tiết hướng dẫn hoặc quy định bổ sung cho Điều 56 Luật Đấu giá, từ đó dẫn đến nhiều tổ chức/đơn vị không biết nên xây dựng tiêu chí như thế nào khi lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản, đồng thời ngược lại cũng có không ít tổ chức/đơn vị xây dựng các tiêu chí quá cao hoặc quá khắt khe, mà nếu nói theo thuật ngữ của đấu thầu là làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu (là tổ chức có đủ pháp nhân năng lực tham gia là đơn vị đấu giá tài sản). Đơn cử có thể ví dụ như: Yêu cầu bằng cấp (ví dụ phải là Luật sư - trong khi Luật không bắt buộc); Yêu cầu phải có thêm các bằng cấp đại học khác (Xây dựng, Bách Khoa ...) một cách vô lý; yêu cầu đã thực hiện rất nhiều cuộc đấu giá thành công, như từ 10 cuộc đấu giá (Thông thường như thông lệ tương tự quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cần 03 hợp đồng tương tự); Phải có cuộc đấu giá thành công trong đó tỷ lệ giá chênh lệch giá khởi điểm/giá đấu giá thành công > 30-50%...

Cần có quy định tiêu chí lựa chọn Tổ chức đấu giá tài sản

Xuất phát từ thực tiễn đó, rất cần Bộ tư pháp (Đơn vị đầu mối được giao chủ trì) ban hành thông tư quy định cụ thể hoặc có hướng dẫn khung liên quan đến 6 tiêu chí mà Luật Đấu giá 2016 đã quy định. Nhóm tiêu chí liên quan đó cần có khả năng định lượng để đánh giá đạt/không đạt hoặc chấm điểm. Ngoài ra cũng cần có tiêu chí tối thiểu, yêu cầu bắt buộc để lựa chọn được đúng tổ chức đấu giá tài sản có năng lực kinh nghiệm, có tiêu chí mang tính chất khuyến khích (cộng điểm) để có thể ưu tiên cho những Tổ chức đấu giá có ưu điểm vượt trội hơn làm cơ sở so sánh.

Trích nguồn

Tác giả: Vũ Đình Sơn


Các bài viết khác
Thông tin liên hệ
Chứng nhận bảo mật
Chấp nhận thanh toán
Fanpage Facebook
Copyright @ bản quyền thuộc về cpaauction.com.vn. Thiết kế website bởi Tất Thành
Tải ứng dụng